Tại các thành phố lớn, kiểu nhà vừa thang máy và thang bộ vô cùng phổ biến. Bởi lẽ, mỗi mô hình thang đều mang những đặc điểm riêng hỗ trợ cho quá trình di chuyển mà không thể thay thế. Thế nhưng, bố trí như thế nào mới hợp lý và đảm bảo nhu cầu sử dụng. Mời bạn tham khảo các cách dưới đây.
Tại sao nên bố trí kiểu nhà vừa thang máy và thang bộ
Không phải ngẫu nhiên mà kiểu nhà vừa thang máy và thang bộ lại có tính ứng dụng rất cao trọng đời sống hiện đại. Nhiều người cho rằng, chỉ cần sử dụng một trong hai loại thang này với ý kiến: dùng thang máy thì quá tốn kém hoặc dùng thang bộ thì quá mất công. Tuy nhiên, trên thực tế, mỗi loại thang đều có ưu điểm riêng bổ trợ lẫn nhau.
Thang bộ:
- Mang đến vẻ đẹp truyền thống cho không gian nhà ở
- Chi phí xây dựng thấp, không mất thêm các chi phí khác trong quá trình sử dụng như: tiền điện, bảo dưỡng, bảo trì
- Chủ động khi di chuyển lên 1 – 2 tầng, không cần mất thời gian chờ đợi
- Có thể dùng bất kỳ lúc nào, không cần đến nguồn điện hỗ trợ
Thang máy:
- Di chuyển rất nhanh, tiết kiệm thời gian, công sức
- Vận hành bền bỉ, an toàn nhất là với gia đình có người nhà và trẻ nhỏ
- Thao tác đơn giản, dễ dàng sử dụng
Tùy vào nhu cầu sử dụng khác nhau của các thành viên trong gia đình mà họ có thể chọn loại hình thang phù hợp. Điều này giúp cho gia chủ sẽ tiết kiệm được một khoản phí đáng kể đồng thời không gian ngôi nhà sẽ được cân đối hài hòa và nâng giá trị thẩm mỹ lên cao hơn.
Cách thiết kế nhà kết hợp thang máy và thang bộ
Kiểu nhà vừa thang máy và thang bộ khi triển khai trong các công trình dân dụng cần đến sự tính toán, đo đạc bởi những người giàu kinh nghiệm mới đảm bảo thỏa mãn 3 yếu tố quan trọng: nhu cầu sử dụng, giá trị thẩm mỹ và hợp mặt phong thủy. Có nhiều cách bố trí khác nhau nhưng dưới đây là những kiểu phổ biến nhất.
Thang bộ ôm thang máy
Dân số tăng lên nhanh chóng kéo theo nhu cầu về chỗ ở ngày càng cao. Trong khi đó, diện tích đất không mở rộng thêm khiến không gian sống trở nên nhỏ hẹp. Các mẫu nhà ống (chiều rộng nhỏ hơn rất nhiều so với chiều cao) trở thành xu thế trong thời đại mới. Thay vì phải đục thêm hố thang máy, người ta tận dụng ngay vị trí khoảng trống trong lòng thang bộ, tạo nên kiểu thiết kế thang bộ ôm thang máy vô cùng thịnh hành.
Đặc biệt, với các công trình nhà thô xây sẵn hay nhà cải tạo chưa hề chuẩn bị không gian cho thang máy thì đây thực sự là phương án rất lý tưởng. Điều này giúp không gian được sử dụng một cách hiệu quả triệt để, không tác động quá nhiều đến kết cấu cơ bản của ngôi nhà mà vẫn bổ sung thêm phương tiện di chuyển hiện đại.
Kiểu nhà vừa thang máy và thang bộ như thế này có những ưu nhược điểm dưới đây:
Ưu điểm:
- Sử dụng hiệu quả không gian: Không cần phải mở rộng thêm phần nào cũng không tốn thêm chi phí lắp đặt hố thang.
- Giữ được cấu trúc nhà: Điều này rất quan trọng đối với loại hình nhà cải tạo, tránh làm ảnh hưởng đến yếu tố phong thủy.
- Tiết kiệm chi phí: Tận dụng khung thang máy làm tay vịn cho cầu thang bộ
Nhược điểm:
- Hạn chế về việc lựa chọn kích thước thang máy do khoảng trống giữa thang bộ cố định
- Che mất khoảng không gian giếng trời, khiến cho ngôi nhà dễ bị u ám, tù túng
Khắc phục:
- Sử dụng các loại thang máy bằng chất liệu kính trong suốt để không gian thoáng đãng và dễ chịu hơn.
- Sử dụng thêm hệ thống đèn chiếu sáng để gợi cảm giác ngôi nhà rộng và có chiều sâu.
Thang bộ nằm cạnh thang máy
Với bố trí kiểu nhà vừa thang máy và thang bộ nằm cạnh nhau khá được ưa chuộng và đạt được giá trị thẩm mỹ khá cao. Phương án này phù hợp với mô không gian nhà ống mới được xây dựng hoặc diện tích nhà cải tạo lớn.
Ưu điểm:
- Khoảng giếng trời giữa cầu thang bộ vẫn được duy trì, từ đó, ngôi nhà sẽ vẫn nhận được nguồn ánh sáng tự nhiên. Điều này tốt cho phong thủy.
- Không khí trong nhà được lưu thông tốt hơn.
- Không gian được cân bằng, hài hòa và thuận mắt hơn
- Chủ động và đa dạng hơn trong thiết kế cầu thang bộ.
- Các thành viên trong gia đình có thể chủ động, thoải mái dùng thang máy
Nhược điểm:
- Tốn thêm khoản phí để xây dựng hố thang
- Tốn diện tích hơn so với mẫu thang bộ ôm thang máy
Khắc phục:
- Lựa chọn kích thước thang máy phù hợp để có thể đảm bảo lắp cả thang máy và thang bộ mà không mất quá nhiều diện tích.
Thang bộ đối diện thang máy
Kiểu nhà vừa thang máy và thang bộ đối diện nhau khá tiện lợi, nhưng chỉ thích hợp cho công trình có diện tích từ vừa đến lớn như: biệt thự, nhà phố rộng…
Ưu điểm:
- Đảm bảo thoáng đãng cho lối đi, thang bộ cũng được thiết kế độc lập và đa dạng hơn
- Thuận tiện sử dụng thang máy
- Đem đến giá trị thẩm mỹ cao cho tổng thể ngôi nhà
Nhược điểm:
- Không thích hợp với diện tích nhỏ
- Tốn kém thêm chi phí lắp đặt hố thang
Khắc phục:
- Chỉ nên sử dụng cho không gian rộng và mức chi phí đầu tư lớn.
Thang máy nằm trong góc ngôi nhà
Trong trường hợp tất cả các cách bố trí kiểu nhà vừa có thang máy và thang bộ như trên không khả thi, bạn có thể cân nhắc lắp đặt thang máy nằm trong góc. 2 loại hình thang này sẽ hoàn toàn tách biệt nhau. Tận dụng thêm các góc trong cùng của ngôi nhà sẽ loại bỏ các không gian chết lãng phí. Có thể lắp đặt hệ thống nhà vệ sinh ngay gần thang máy.
Ưu điểm:
- Đảm bảo không gian thoáng đãng.
- Mang tới giá trị thẩm mỹ cao.
Nhược điểm:
- Tốn diện tích và chi phí
Khắc phục:
- Áp dụng vào công trình vừa và lớn
Lưu ý khi bố trí kiểu nhà vừa thang máy và thang bộ
Bố trí kiểu nhà vừa thang bộ vừa thang máy cho công trình rất phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật cao và tính toán, cân nhắc từ những người có chuyên môn. Khi thiết kế và thi công mẫu nhà như thế này, cần phải lưu ý những điều sau:
- Căn cứ vào khảo sát thực tế công trình để lựa chọn vị trí lắp đặt phù hợp nhất. Tránh trường hợp lắp đặt ở những vị trí gây khó khăn cho vấn đề di chuyển hoặc bảo dưỡng, bảo trì sau này.
- Đảm bảo sự hài hòa với tổng thể không gian kiến trúc trong ngôi nhà. Tránh thang máy/cầu thang quá nhỏ không đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng, cũng tránh thang máy/cầu thang máy quá lớn gây lãng phí diện tích.
- Đảm bảo yếu tố phong thủy, tìm hiểu là lắp đặt theo các hướng tốt cho vận khí của gia chủ, từ đó giúp cho cuộc sống may mắn và hạnh phúc hơn.
- Cân nhắc và tính toán nhu cầu sử dụng của gia đình, thang máy hay thang bộ nhiều hơn để thiết kế kích thước sao cho hợp lý.
Trên đây là những chia sẻ về các cách bố trí kiểu nhà vừa thang máy và thang bộ. Hi vọng, bạn đã nhận được thông tin hữu ích cho mình. Nếu bạn đang cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ qua hotline để được giải đáp sớm nhất.