Lỗi E thang máy là lỗi thường gặp nhất trong suốt quá trình sử dụng. Vậy, khi gặp tình huống này, bạn cần phải xử lý như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ tới bạn cách khắc phục nhanh nhất.
Lỗi E thang máy là gì?
Thang máy là công cụ hỗ trợ vận chuyển nhanh chóng và có tính chính xác cao. Tuy nhiên, xác suất này không phải tuyệt đối. Vì nhiều lý do khách quan, chủ quan, thi thoảng, thang máy sẽ gặp một vài lỗi kỹ thuật. Trong đó, lỗi E thang máy là phổ biến nhất.
Thang máy bị lỗi E là chữ viết tắt của Error (lỗi). Thông thường, đằng sau chữ E sẽ có ký tự đi kèm như A, B, C, D… hoặc con số 2, 3, 4, 5… để thông báo tình trạng lỗi ở đâu. Từ đó, người dùng và kỹ thuật viên có thể nhanh chóng nắm bắt và đưa ra phương hướng xử lý chính xác.
Bảng mã lỗi E của thang máy được quy định bởi nhà sản xuất. Tức là, mỗi hãng sẽ có một quy cách riêng. Điều này đòi hỏi kỹ thuật viên lắp đặt, sửa chữa cần phải trải qua quá trình đào tạo bài bản, thực sự hiểu về sản phẩm, thương hiệu thang máy tại công trình.
Thang máy báo lỗi E ở đâu
Thang máy được sản xuất dựa trên dây chuyền công nghệ hiện đại và được trang bị nhiều tính năng thông minh. Do vậy, khi xảy ra bất kỳ tình huống xấu nào, hệ thống điều khiển của thang máy sẽ ra tín hiệu cho người sử dụng. Bạn có thể thấy thang máy báo lỗi E hiển thị trên 2 vị trí như sau:
- Màn hình trong thang máy: Khi xuất hiện lỗi, màn hình thể hiện hành trình di chuyển của thang máy sẽ lập tức báo lỗi. Ngay khi nhìn thấy tình trạng này, bạn không nên tiếp tục sử dụng thang máy nhằm tránh mắc kẹt. Hãy ra khỏi thang máy sớm nhất có thể. Hoặc nếu đang di chuyển thang máy đột ngột báo lỗi, hãy ra tín hiệu cho người bên ngoài để hỗ trợ kịp thời.
- Trên bảng mạch: Lỗi E có 2 kiểu hiển thị. Đối với các dòng thang máy đời thấp, thông thường, chỉ hiển thị chữ E bên ngoài, còn chi tiết lỗi E gì thì phải xem trên bảng mạch. Các dòng thang máy cao cấp sẽ hiển thị ngay trên màn hình hành trình thang máy. Chẳng hạn như E2, E4, D5, E32…
Các mã thang máy bị lỗi E thường gặp
Mỗi con số, ký hiệu thang máy sẽ biểu thị trình trạng lỗi khác nhau. Dưới đây, thang máy Hà Nội tổng hợp tới bạn bảng mã thang máy bị lỗi E thường gặp nhất.
- Hiện chữ E: Thang máy đang chuyển qua chế độ chạy UD (với Tủ PLC)
- Lỗi E2 – Cửa thang máy bị hở mạch toàn cửa do tiếp điểm cửa hoặc dây điện bị đứt
- Lỗi E3, E4 – Thang máy chạy lên, xuống bị quá hành trình
- Lỗi E5, E6 – Khoá cửa thang máy không mở hoặc không đóng đúng khi nhận sau quá 15s nhận tín hiệu.
- Lỗi E8 – Lỗi truyền thông do nhiễu tín hiệu
- Lỗi E10, E11, E12 – switch buộc giảm tốc dưới và trên không đúng vị trí
- E19, E37 – Lỗi cửa, do kẹt cửa, mở lâu không đóng, gặp vật cản hoặc tiếp điểm cửa không ăn.
- Lỗi E20 – Lỗi bảo vệ trượt khi thang máy
- Lỗi E21 – Quá nhiệt động cơ
- Lỗi E22 – Lỗi đảo động cơ do động cơ xảy ra hiện tượng trượt liên tục trong 0.5s
- Lỗi E23, E24 – Lỗi tốc độ thang máy
- Lỗi E27, E28 – Lỗi cảm biến bằng tầng
- Lỗi E30 – Lỗi vị trí bằng tầng
- Lỗi E32 – Mạch an toàn bị hở khi thang máy hoạt động
- Lỗi E35, E36 – Lỗi contactor
- E45 – Lỗi relay mở cửa trước
- Lỗi E49 – Lỗi truyền thông không do lỗi tín hiệu
- Lỗi 60 – Tiếp điểm contactor bị ngắt kết nối
- Lỗi E61 – Lỗi tín hiệu khởi động
- E74 lỗi bộ hãm
- Lỗi E75 – Đứt cầu chì
- E77 – Lỗi lệch tốc độ, thời gian tăng tốc quá ngắn, quá tải
- Lỗi E82 – Lỗi Ecodor
Bảng trên giúp bạn tra nhanh lỗi E thang máy cụ thể là gì nhằm đưa ra hướng xử lý khi khẩn cấp.
Cách khắc phục lỗi E cho người sử dụng
Khi đang di chuyển mà thang máy hiện chữ E, người sử dụng cần phải:
- Giữ bình tĩnh, ấn di chuyển xuống tầng gần nhất
- Ra tín hiệu khẩn cấp thông báo cho người phía bên ngoài hoặc liên hệ ngay với đội cứu hộ thông qua số điện thoại được cung cấp phía bên trong thang
- Tuyệt đối không được mở tủ điện để tự ý kiểm tra. Bởi lẽ, người không đủ chuyên môn và đồ bảo hộ trong quá trình sửa chữa dễ dễ dẫn đến chập, cháy, hỏng hóc nặng hơn.
Cách khắc phục lỗi E cho nhân viên kỹ thuật
Khi gặp tình huống lỗi E thang máy, nhân viên kỹ thuật có thể thao tác các bước như sau:
- Đánh giá chung tình trạng thang máy, đánh giá tình trạng hành khách kẹt trong cabin. Ưu tiên đưa hành khách ra trước để đảm bảo sự an toàn.
- Sau khi xác định được lỗi E thang máy, mở tủ điện và tiến hàng sửa chữa
- Nếu tình huống phức tạp ngoài dự định, hãy liên hệ với đội ngũ chuyên gia của nhà sản xuất để được tư vấn.
- Tuyệt đối không được sửa chữa tại tủ điện thang máy trước tiên khi chưa đảm bảo được sự an toàn cho khách hàng.
Nhìn chung, để tránh các lỗi thường gặp của thang máy, cách nhanh nhất và tốt nhất là lắp đặt thang máy tại đơn vị thật uy tín, chất lượng đồng thời tiến hành bảo hành, bảo trì thường xuyên, đúng quy định.
Bài viết trên đã chia sẻ tới bạn các cách khắc phục lỗi E thang máy nhanh chóng, hiệu quả nhất. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline để được giải đáp.